Menu

Dầu dừa

Tên Tiếng Anh
Cocos Nucifera (Coconut) Oil
Tên gọi khác
Coconut Oil
Công dụng
Gây kích ứng
0
Gây tắc lỗ chân lông
4
Thông tin chính thức

Chức năng: dưỡng tóc, tạo mùi, dưỡng da

CAS #: 8001-31-8 | EC #: 232-282-8

Chi tiết

Dầu dừa đang là một chủ đề, một thành phần khá nổi bật cả trong phương diện ẩm thực và phương diện làm đẹp (chăm sóc da và tóc).

Vì Hermosa làm một trang web liên quan đến làm đẹp, chúng mình sẽ chỉ bàn về dầu dừa ở phương diện làm đẹp thôi nhé. Theo phương diện hóa học, dầu dừa là một loại axit béo khá độc đáo. Nếu nhiều loại dầu thực vật chứa axit béo không bão hòa (axit béo có liên kết đôi và cấu trúc gấp khúc như linoleic hoặc oleic) thì dầu dừa lại nhiều axit béo bão hòa (axit béo chỉ có liên kết đơn) và axit béo quan trọng nhất của dầu dừa là axit lauric (khoảng 50%). Các axit béo bão hòa có cấu trúc tuyến tính và xếp chồng lên nhau rất chặt chẽ, do đó chúng sẽ ở trạng thái rắn khi ở nhiệt độ phòng. Dầu dừa sẽ nóng chảy ở khoảng 25oC vậy nên sẽ tan chảy khi tiếp xúc với da.

Tính bão hòa của dầu dừa cũng có khiến cho nó trở thành một loại dầu lý tưởng cho da khô. Một nghiên cứu đã xác nhận rằng dầu dừa nguyên chất sẽ giúp điều trị tình trạng khô da giống dầu khoáng. Một nghiên cứu khác cho thấy dầu dừa thậm chí còn hiệu quả hơn dầu khoáng (mineral oil) trong việc điều trị viêm da dị ứng (bệnh chàm) nhẹ đến trung bình ở trẻ em.

Đối với da khô, dầu dừa được coi như là một vị cứ tinh nhưng đối với da mụn thì sao nhỉ? Axit Lauric - axit béo chính của dầu dừa đã được các nghiên cứu công nhận là một thành phần đầy hứa hẹn để chống lại vi khuẩn gây mụn P.acnes nhưng đồng thời cả axit lauric và dầu dừa đều có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông cao (⅘). Tuy vậy, đánh giá về bít tắc lỗ chân lông không chính xác hoàn toàn bởi theo phản hồi thực tế thì mỗi người lại có một trải nghiệm và kết quả khác nhau khi sử dụng dầu dừa. Có người nói rằng thành phần này giúp các nốt mụn trứng cá của họ biến mất nhưng có người lại nói rằng dầu dừa khiến cho tình trạng mụn của họ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy nên chưa có gì chắc chắn về vấn đề này và nếu bạn muốn trị mụn với dầu dừa, chỉ có cách duy nhất để chắc chắn đó là dùng thử chúng.

Về mảng dưỡng tóc, nhiều nghiên cứu được thực hiện đã chỉ ra rằng dầu dừa có thể thấm sâu và tóc (tốt hơn cả dầu khoáng và dầu hướng dương) và chúng có thể ngăn ngừa mất protein và hạn chế hư tổn cho tóc. Nếu như tóc của bạn đang bị hư tổn, chẻ ngọn thì dầu dừa là một thành phần rất đáng để thử. Bạn có thể sử dụng chúng trước và sau khi gội đầu.

Không dừng lại ở đó, dầu dừa còn giúp vết thương nhanh lành hơn (mới chỉ thử nghiệm trên động vật), chúng có thể chống lại nấm (các vi khuẩn gây ra bệnh hắc lào) và nó cũng được sử dụng như một loại thuốc diệt côn trùng để chống lại ruồi đen.

Tựu chung lại thì dầu dừa là một thành phần cực kỳ tốt cho tóc và những người có làn da khô.

Nghiên cứu liên quan
  • Agero, Anna Liza, and Vermén M. Verallo-Rowell. "A randomized double-blind controlled trial comparing extra virgin coconut oil with mineral oil as a moisturizer for mild to moderate xerosis." Dermatitis 15.3 (2004): 109-116.
  • Evangelista, Mara Therese Padilla, Flordeliz Abad‐Casintahan, and Lillian Lopez‐Villafuerte. "The effect of topical virgin coconut oil on SCORAD index, transepidermal water loss, and skin capacitance in mild to moderate pediatric atopic dermatitis: a randomized, double‐blind, clinical trial." International journal of dermatology 53.1 (2014): 100-108.
  • Rele, Aarti S., and R. B. Mohile. "Effect of mineral oil, sunflower oil, and coconut oil on prevention of hair damage." Journal of cosmetic science 54.2 (2003): 175-192.
  • Keis, K., et al. "Investigation of penetration abilities of various oils into human hair fibers." Journal of cosmetic science 56.5 (2005): 283-295.
  • Nevin, K. G., and T. Rajamohan. "Effect of topical application of virgin coconut oil on skin components and antioxidant status during dermal wound healing in young rats." Skin Pharmacology and Physiology 23.6 (2010): 290-297.

Sản phẩm có Dầu dừa