Việc nặn mụn sẽ khiến da bị yếu đi, dễ tổn thương trước các tác động của môi trường. Vì vậy bạn cần xác định và duy trì một quy trình chăm sóc da nghiêm ngặt để đảm bảo làn da không bị lên sẹo cũng như hồi phục được nhanh. Quy trình đó gồm các bước thế nào sẽ được làm rõ trong bài viết này.
1. Các lưu ý
Không nên dùng acids liều cao
Việc này cũng giống như sau mỗi trận ốm, cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi, bồi bổ để hồi phục chứ không phải là những bài tập cường độ cao nhằm tăng cường sức khỏe. Những ngày đầu tiên sau khi nặn mụn, làn da sẽ gặp tình trạng sưng đỏ, đó là phản ứng sinh lý bình thường, da sưng lên để đẩy nốt nhân mụn còn sót lại bên trong. Lúc đó da rất nhạy cảm nên nếu phải tiếp xúc ngay với các loại acids như vitamin C, AHA hay BHA trong các sản phẩm điều trị vết thâm sẽ gây ra hiện tượng rát, mẩn đỏ, thậm chí có thể viêm nhiễm do vết thương còn chưa khép miệng.
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh da
Trong giai đoạn đầu, đặc biệt là sau khi nặn mụn, bạn không nên dùng sữa rửa mặt để làm sạch da. Bởi lẽ, các hoạt chất có trong sữa rửa mặt sẽ dễ khiến da xuất hiện cảm giác đau xót. Đồng thời, sau khi nặn mụn, da sẽ trong trạng thái nhạy cảm rất dễ bị tổn thương nên việc dùng sữa rửa mặt sẽ gây ra những kích ứng không đáng có.
Không rửa mặt ngay sau nặn mụn
Quá trình nặn mụn sẽ tạo ra những tổn thương trên da mới có thể lấy được nhân mụn ra bên ngoài. Bất kể vết thương nào khi chảy máu, thì cơ chế của cơ thể sẽ tiết ra huyết tương (chất dịch màu vàng) có nhiệm vụ tạo nút thắt để giúp máu không chảy ra ngoài. Các nút thắt này ngoài việc giúp máu ngừng chảy, mà còn giúp ngăn cản các vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập vào vết thương.
Sau khi nặn mụn, bạn không nên rửa mặt ngay. Vì việc làm sạch da, vô tình sẽ khiến các nút thắt đó bị lấy đi và da lại tiết thêm máu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thường thì, bạn nên tránh tác động hay rửa mặt ít nhất 3 giờ đồng hồ, sau khi nặn mụn để vết thương có thể ổn định. Hơn thế nữa, bạn cũng không nên dùng tay hay bất kỳ đồ vật nào tiếp xúc lên mặt để tránh các vi khuẩn lây lan trên các vết thương.
2. Các bước chăm sóc da sau khi nặn mụn
Giai đoạn 1: Làm lành da
Mặc dù bạn càng trị thâm sớm, vết thâm càng mau chóng nhạt đi. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên trị thâm quá sớm. Như thế nào sẽ là quá sớm?
Sau khi nặn mụn xong, hầu hết các dấu vết còn sót lại là các vết thương hở li ti. Điểm dễ nhận biết nhất đó là vết mụn còn sót lại vẫn chảy nước, hơi sưng rộp và vẫn chưa tróc vảy. Hãy đợi cho đến khi vết thương khô hẳn và vảy rụng đi để bắt đầu quy trình trị thâm.
Điều này khá dễ hiểu thôi, hãy liên tưởng rằng nếu bạn có một vết đứt tay, bạn muốn vết cắt đó mau lành, bạn sẽ không bao giờ thoa acid hoặc chà xát lên vùng da nhày phải không? Điều này chỉ khiến da bị tổn thương thêm và vết ửng đỏ sẽ kéo dài.
Quy trình phù hợp nhất cho bạn ở giai đoạn này là:
BƯỚC 1 - Làm sạch: duy trì độ pH ổn định cho da thông qua việc sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ có độ pH khoảng 5.0-5.5
Dầu tẩy trang Shu Uemura Anti/Oxi Cleansing Oil xanh lá
BƯỚC 2 - Dưỡng ẩm: Khi da vẫn còn chưa lành hẳn, hãy tích cực sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm với các thành phần có khả năng làm lành để đẩy nhanh tốc độ hồi phục của da như chiết xuất tảo, nha đam, rau má, hoa cúc. Bạn nên chọn những sản phẩm có kết cấu nhẹ như gel, lotion nền nước, tránh các sản phẩm nền cồn dễ gây kích ứng da.
Kem dưỡng Clinique Surge Extended Thirst Relief
BƯỚC 3 - Chống nắng: Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng thâm mụn, nhưng ánh mặt trời sẽ khiến chúng trở nên tồi tệ hơn. Hãy sử dụng kem chống nắng quang phổ rộng, thường xuyên đeo khẩu trang và đội mũ rộng vành để hạn chế tối thiểu tác động của ánh nắng với da của bạn.
Sau khi các vết thương khô và hết ửng đỏ, thông thường là sau 3-7 ngày, bạn có thể chuyển sang giai đoạn trị thâm.
Giai đoạn 2: Trị thâm
Ở giai đoạn này, song song với quy trình cơ bản gồm: làm sạch – dưỡng ẩm – chống nắng, hãy bổ sung thêm bước tẩy da chết và sử dụng các sản phẩm đặc trị có chứa các thành phần làm sáng sau khi làm sạch.
Tẩy da chết: Bạn có thể sử dụng các loại sản phẩm tẩy tế bào chết học tại nhà tại nhà có chứa AHA như glycolic acid để tẩy tế bào chết cho da, đồng thời giúp đẩy những tế bào da sẫm màu lên trên bề mặt. Tránh sử dụng những dạng tẩy da chết vật lý có hạt to và massage thô bạo làm ảnh hưởng đến những vết thương mới lành và tạo thêm những vết thương mới cho da nhé.
Sử dụng sản phẩm đặc trị: Bạn có thể chọn các sản phẩm đặc trị vết thâm hoặc các serum có tác dụng làm sáng da để cải thiện vết thâm. Những thành phần làm sáng da mang lại hiệu quả cao bao gồm: Vitamin C, kojic acid, chiết xuất cam thảo, arbutin, chiết xuất dâu tằm.
Lancome Blanc Expert Melanolyser Whiteness Activating Spot Eraser
Mặc dù có thể rút ngắn thời gian mờ vết thâm, song điều đó không có nghĩa là các vết thâm có thể biến mất ngay lập tức. Bạn cần cho da thời gian để thay đổi và cải thiện. Mỗi làn da có thời gian cải thiện khác nhau nhưng nếu bạn sử dụng một cách thường xuyên và kiên nhẫn, bạn sẽ thấy kết quả sau 2-3 tháng. Nếu bạn trị thâm sớm và làn da của bạn có khả năng phục hồi nhanh, bạn có thể thấy kết quả sớm hơn.
Giai đoạn 3: Duy trì
Thực tế thì mình ít khi chạm được đến giai đoạn này, vì mụn nội tiết tố cứ đến tháng là lại hoành hành nên cứ vừa lành chưa được bao lâu lại tiếp tục trị mụn và trị thâm. Nhưng về cơ bản, thì trong giai đoạn này, mình sẽ giảm mức độ sử dụng sản phẩm trên da, bạn có thể quay lại 3 bước cơ bản của giai đoạn 1 hoặc tiếp tục xử lý các vấn đề khác trên da như ngăn ngừa lão hóa chẳng hạn.
Chúc bạn luôn có được một làn da tươi tắn và không bao giờ phải đau khổ vì mụn và thâm mụn nhé!