Menu

Ethylhexyl Methoxycinnamate

Tên Tiếng Anh
Ethylhexyl Methoxycinnamate
Tên gọi khác
Octinoxate, Octyl Methoxycinnamate
Công dụng
Gây kích ứng
0
Gây tắc lỗ chân lông
0
Thông tin chính thức

Chức năng: chống tia UV

Description: ethylhexyl methoxycinnamate là este của 2-ethylhexyl alcohol và methoxycinnamic acid.

CAS #: 5466-77-3 | EC #: 226-775-7

Tên hóa học: 2-Ethylhexyl 4-Methoxycinnamate

Chi tiết

Ethylhexyl Methoxycinnamate là một chất lỏng trong suốt thường được sử dụng trong các sản phẩm chống nắng hóa học. Ethylhexyl Methoxycinnamate hấp thụ tia UVB trong khoảng 280-320 nm.

Ethylhexyl Methoxycinnamate chỉ bảo vệ da khỏi UVB chứ không chống lại tia UVA được vậy nên hãy chọn sản phẩm kem chống nắng có các thành phần chống nắng khác nữa nhé. Ethylhexyl Methoxycinnamate cũng không phải là một thành phần ổn định, khi tiếp xúc với ánh sáng, chúng dễ bị mất tác dụng (không phải ngay lập tức nhưng sẽ mất đi dần dần theo thời gian, nó mất 10% khả năng bảo vệ da mỗi 35 phút tiếp xúc với ánh sáng). Để Ethylhexyl Methoxycinnamate ổn định hơn, nó nên được kết hợp với các thành phần chống nắng khác như thành phần chống nắng thế hệ mới Tinosorb S.

Về độ an toàn, một số mối lo đang tồn tại về Ethylhexyl Methoxycinnamate. Các thí nghiệm trong phòng nghiệm và trên động vật cho rằng nó có thể gây ra hiện tượng tăng estrogen nhưng đương nhiên nó mới chỉ là kết luận không dựa trên con người nên chưa có gì là chắc chắn cả. Tuy nhiên, mẹ bầu hoặc trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi) nên sử dụng kem chống nắng vật lý hoặc sử dụng sản phẩm kem chống nắng có thành phần chống nắng chính là Tinosorb để đảm bảo tính an toàn.

Nhìn chung, Ethylhexyl Methoxycinnamate là một thành phần chống nắng lâu đời, dù có nhiều lựa chọn khác hơn ngày nay, chúng vẫn được xem là thành phần khá an toàn (tính an toàn của thành phần chống nắng khá là đáng tin cậy bởi chúng thường rất khó được thông qua để sử dụng) và chúng có thể sử dụng trên toàn thế giới (có thể sử dụng lên đến 10% ở châu Âu và 7.5% ở Mỹ).

Nghiên cứu liên quan
  • Couteau, C., et al. "Study of the efficacy of 18 sun filters authorized in European Union tested in vitro." Die Pharmazie-An International Journal of Pharmaceutical Sciences 62.6 (2007): 449-452.
  • Couteau, Céline, et al. "Study of the photostability of 18 sunscreens in creams by measuring the SPF in vitro." Journal of pharmaceutical and biomedical analysis 44.1 (2007): 270-273.
  • Chatelain, Eric, and Bernard Gabard. "Photostabilization of Butyl methoxydibenzoylmethane (Avobenzone) and Ethylhexyl methoxycinnamate by Bis-ethylhexyloxyphenol methoxyphenyl triazine (Tinosorb S), a New UV Broadband Filter." Photochemistry and Photobiology 74.3 (2001): 401-406.
  • Janjua, Nadeem Rezaq, et al. "Systemic absorption of the sunscreens benzophenone-3, octyl-methoxycinnamate, and 3-(4-methyl-benzylidene) camphor after whole-body topical application and reproductive hormone levels in humans." Journal of Investigative Dermatology 123.1 (2004): 57-61.
  • Schlumpf, Margret, et al. "In vitro and in vivo estrogenicity of UV screens." Environmental health perspectives 109.3 (2001): 239.

Sản phẩm có Ethylhexyl Methoxycinnamate