Lavandula Angustifolia (Lavender) Oil
Chức năng: tạo mùi, kháng khuẩn, kháng viêm
CAS #: 8000-28-0 / 90063-37-9 | EC #: - / 289-995-2
Hoa oải hương là một loài hoa có vẻ ngoài mỹ miều, màu sắc nổi bật và hương thơm theo đánh giá của Hermosa là khá dễ chịu tuy nhiên trong mảng chăm sóc da, oải hương vẫn là một thành phần chưa được giải đáp và một số người không thích sự hiện diện của nó trong các sản phẩm chăm sóc da của họ.
Về điểm tốt, đầu tiên, hoa oải hương có mùi khá dễ chịu và thường được sử dụng như một thành phần hương liệu trong các sản phẩm từ thiên nhiên. Hương hoa oải hương nổi tiếng bởi chúng mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu oải hương có thể sử dụng như một liệu pháp giúp cải thiện cảm giác lo lắng của bệnh nhân bởi nó có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương.
Điểm tốt thứ 2 là tinh dầu lavender có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn. Nó giúp giảm đau và giãn cơ. Nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của tinh dầu oải hương nhưng là tinh dầu của lá chứ không phải của hoa (hợp chất hóa học chính của chúng khác nhau: trong tinh dầu của hoa có linalyl axetat và linalool (khoảng 80%) còn tinh dầu của lá có 1,8-Cineole (khoảng 65%)).
Về điểm yếu, tương tự với các loại tinh dầu khác, thành phần chính của tinh dầu oải hương có khả năng gây kích ứng da: linalyl acetate (khoảng 50%) và linalool (khoảng 30%) đều sẽ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí và gây dễ gây dị ứng khi sử dụng. Sử dụng tinh dầu oải hương ở nồng độ thấp (0.25%) vẫn có thể gây hại cho da (nồng độ ở mức 0.125% trở xuống mới có thể sử dụng được).
Một nghiên cứu tại Nhật Bản là sử dụng phương pháp patch test (sử dụng trên một vùng nhỏ) với tinh dầu oải hương trong 9 năm đã chỉ ra rằng tính nhạy cảm của tinh dầu oải hương có xu hướng tăng từ năm 1997 (từ 1.1% năm 1990 đến 8.7% năm 1997 và 13.9% năm 1998). Năm 1997 là năm mà hoa oải hương khô được ứng dụng nhiều, từ vỏ gối đến tủ quần áo, có vẻ tăng tiếp xúc với hoa oải hương sẽ tăng nguy cơ nhạy cảm với nó.
Nhìn chung, Hermosa nhận thấy oải hương là một loài hoa có đẹp và thơm nhưng nó không phải là một thành phần quá hoàn hảo để dưỡng da.
- Cavanagh, H. M. A., and J. M. Wilkinson. "Biological activities of lavender essential oil." Phytotherapy Research 16.4 (2002): 301-308.
- Hajhashemi, Valiollah, Alireza Ghannadi, and Badie Sharif. "Anti-inflammatory and analgesic properties of the leaf extracts and essential oil of Lavandula angustifolia Mill." Journal of ethnopharmacology 89.1 (2003): 67-71.
- Sugiura, Mariko, et al. "Results of patch testing with lavender oil in Japan." Contact Dermatitis 43.3 (2000): 157-160.
- Hagvall, Lina, et al. "Lavender oil lacks natural protection against autoxidation, forming strong contact allergens on air exposure." Contact Dermatitis 59.3 (2008): 143-150.
- Prashar, Anjali, Ian C. Locke, and Christine S. Evans. "Cytotoxicity of lavender oil and its major components to human skin cells." Cell Proliferation 37.3 (2004): 221-229.