Menu

Axit Salicylic

Tên Tiếng Anh
Salicylic Acid
Tên gọi khác
BHA
Thông tin chính thức

Chức năng: trị gàu, dưỡng tóc, tẩy da chết, chất bảo quản, dưỡng da

CAS #: 69-72-7 | EC #: 200-712-3

Ph. Eur. Name: Acidum Salicylicum | Chemical/IUPAC Name: Salicylic Acid

Cosmetic Restrictions: III/98 V/3

SCCS Opinions:

Thông tin nhanh
  • Là một trong những thành phần cực hiệu quả dành cho những làn da đang gặp vấn đề
  • Có thể tẩy tế bào chết cả trên bề mặt da và sâu trong lỗ chân lông
  • Là một thành phần có khả năng kháng viêm tốt
  • Sử dụng axit salicylic để trị mụn đầu đen sẽ hiệu quả hơn để trị mụn viêm
  • Khi sử dụng axit salicylic để trị mụn viêm, nên kết hợp với các thành phần có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh như benzoyl peroxide hoặc axit azelaic
Chi tiết

Cho dù làn da của bạn đang gặp vấn đề gì nữa (tiếng anh thường gọi là "problem skin"), từ mụn trứng cá đến mụn ẩn, mụn đầu đen hay là nang lông nở rộng (lỗ chân lông to) và bạn đang có nhu cầu để điều trị những vấn đề đó thì axit salicylic (salicylic acid - SA) là một trong những cái tên mà bạn sẽ thường xuyên bắt gặp. Ngay cả khi bạn không biết đến thành phần này thì đâu đó trong ít nhất một sản phẩm dưỡng da của bạn vẫn có axit salicylic trong bảng thành phần. Bên cạnh benzoyl peroxide, đây là một thành phần "tiêu chuẩn vàng" để điều trị những vấn đề của làn da, đặc biệt là mụn bởi 2 lý do sau:

1. Axit salicylic có thể tẩy tế bào chết cả ở trên bền mặt da và cả sâu trong lỗ chân lông.

AHAs là một nhóm thành phần tốt nhưng chúng lại tan trong nước và không thể đi sâu vào trong lỗ chân lông. SA tan trong dầu và chúng có thể len lỏi vào sâu trong lỗ chân lông để loại bỏ các tế bào chết và các vật chất bị tắc nghẽn trong nang lông từ đó sẽ giúp điều trị mụn ẩn, mụn đầu đen và đồng thời ngăn ngừa mụn hình thành.

Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng 2% BHA trị mụn ẩn và mụn đầu đen hiệu quả hơn hẳn 8% AHA.

2. SA có khả năng kháng viêm tốt

Cấu trúc hóa học của SA rất giống với aspirin và chúng đều có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Điều này đặc biệt tốt cho những làn da đang bị mụn và bị chàm (rosacea).

Nếu như da bạn đang có vấn đề đặc biệt là về mụn hoặc tăng tiết dầu, SA là một thành phần mà bạn nên thử sử dụng. Lưu ý: SA sẽ điều trị mụn đầu đen và mụn ẩn (mụn không viêm) hiệu quả hơn điều trị mụn viêm. Đối với mụn viêm, SA vẫn sẽ có tác động lên chúng, tuy nhiên chỉ ở một mức độ vừa phải, benzoyl peroxide (BP) sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp này. SA và benzoyl peroxide có cách thức hoạt động khác nhau và Hermosa khuyên bạn nên kết hợp cả 2 thành phần với nhau để điều trị mụn. Ngoài BP, bạn có thể kết hợp SA với bất kỳ thành phần nào có công dụng kháng viêm và kháng khuẩn như axit azelaic hay axit mandelic để điều trị mụn viêm hiệu quả.

Thông tin khác:

Với mục đích cá nhân (sử dụng tại nhà) và không cần chỉ định của bác sĩ, SA ở nồng độ 0.5-2% là vừa đủ. Các sản phẩm chứa SA ở nồng độ này có thể sử dụng hằng ngày. Ở châu ÂU, nồng độ của SA trong các sản phẩm không kê đơn (không cần chỉ định của bác sĩ) được giới hạn ở mức 2%, có nghĩa là nếu bạn muốn mua một sản phẩm chứa nồng độ SA cao hơn 2%, bạn cần được bác sĩ kê đơn.

Về độ pH, nếu độ pH đóng vai trò rất quan trọng để các axit nhóm AHAs có thể phát huy tác dụng thì đối với BHA, độ pH không quá quan trọng.

SA ở nồng độ 2% không khiến cho da bị nhạy cảm ơn với ánh nắng mặt trời mà chỉ khiến cho da dễ bị bắt nắng hơn (tức là melanin sẽ được sản sinh ra nhiều hơn để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, các melanin có màu nâu, nếu sản sinh nhiều sẽ khiến cho làn da bị tối màu - còn gọi là bắt nắng). Ngoài ra, việc sử dụng kem chống nắng khi bạn sử dụng SA là bắt buộc (kể cả khi bạn không sử dụng SA, bạn vẫn nên sử dụng kem chống nắng).

Tổng kết: SA là một thành phần tẩy tế bào chết hóa học và là một thành phần kháng viêm tuyệt vời. Nếu bạn sở hữu làn da dầu, có lỗ chân lông to hay có mụn ẩn, mụn đầu đen thì bạn nên thử sử dụng SA ít nhất một lần. Nếu bạn có mụn viêm, hãy kết hợp SA với những thành phần có công dụng kháng viêm như benzoyl peroxide hoặc axit azelaic.



The chemical structure of SA is very similar to aspirin, and it does have similar anti-irritant and anti-inflammatory effect. That is helpful both for acne and rosacea.  

So SA is definitely an ingredient to try if you have oily or problem skin, but all in all, it’s more effective against blackheads than inflamed zits. For the latter one,  it’s only moderately effective, and benzoyl peroxide outperforms it by leaps and bounds. But they work in different ways, so a combination therapy is a great way to fight (and win) against acne. (In fact, it’s a good idea to combine SA not only with BP, but with any other antibacterial agent such as azelaic acid or mandelic acid.)

What else to know? 
For at home use 0.5-2% SA is effective and these products are usually gentle enough for daily use. In fact, in the EU 2% is the maximum strength allowed in at home products. 

There are also professional BHA peels that go in the 20-30% range. Those can fade pigmentation, decrease surface roughness, reduce fine lines and of course, treat acne. 

Regarding pH requirements for BHA, unlike for AHAs where an acidic pH is super important for efficacy, it might be less relevant for BHA. 

Oh, and one more things: studies show that SA (at 2%) does not increase skin’s sun sensitivity, but it has photoprotective effects. Not that we want to tell you not to use sunscreen, because please do!

Bottom line: SA is a great exfoliant and anti-inflammatory and you should definitely try it if you have oily skin, large pores, blackheads or whiteheads. If you have acne, it is a useful adjacent treatment combined with an antibacterial agent such as benzoyl peroxide or azelaic acid. 

 

Nghiên cứu liên quan
  • Leslie Baumann, MD, Cosmeceuticals and Cosmetic Ingredients, 1st edition, Salicylic Acid, p301
  • Seminars in cutaneous medicine and surgery, 10/2008; 27(3):170-6., Effective Over-the-Counter Acne Treatments
  • Clin Cosmet Investig Dermatol. 2010; 3: 135–142., Applications of hydroxy acids: classification, mechanisms, and photoactivity
  • Nam, Gaewon. "Stratum Corneum Exfoliation Effect with Hydroxy Acid according pH." Journal of the Society of Cosmetic Scientists of Korea 42.4 (2016): 413-420.
  • Bashir, S. J., et al. "Cutaneous bioassay of salicylic acid as a keratolytic." International journal of pharmaceutics 292.1-2 (2005): 187-194.
  • Kornhauser, Andrija, et al. "The effects of topically applied glycolic acid and salicylic acid on ultraviolet radiation-induced erythema, DNA damage and sunburn cell formation in human skin." Journal of dermatological science 55.1 (2009): 10-17.

Sản phẩm có Axit Salicylic