Menu

Titanium Dioxide

Tên Tiếng Anh
Titanium Dioxide
Công dụng
Thông tin chính thức

Chức năng: tạo màu, làm đặc, chống lại tia UV

CAS #: 13463-67-7 | EC #: 236-675-5

Ph. Eur. Name: Titanii Dioxidum | Chemical/IUPAC Name: Titanium Dioxide (Ci 77891)

 

Chi tiết

Titanium Dioxide là một trong 2 thành phần chống nắng vật lý (hay còn gọi là thành phần chống nắng vô cơ).

Các thành phần chống nắng được chia thành 2 loại: hóa học hoặc vật lý. Điểm khác biệt lớn ở 2 loại thành phần này là các thành phần chống nắng hóa học sẽ hấp thụ tia UV còn các thành phần chống nắng vật lý sẽ chống lại tia UV bằng cách bắt buộc tia UV phải đi đường khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2016 lại có ý kiến rằng các thành phần chống nắng vật lý vẫn hoạt động bằng cách hấp thụ tia UV và chỉ có chỉ có một chút gọi là phản xạ.

Việc nó phản xạ hay hấp thụ thực ra cũng không phải vấn đề, Titanium là một thành phần chống nắng tuyệt vời vì 2 lý do chính sau: nó có thể chống nắng trên quang phổ rộng (cả UVA và UVB) và nó cũng có tính ổn định cao. Khả năng bảo vệ của nó là rất tốt trong khoảng 290-350nm (phạm vi của UVB và UVA II) và kém hơn một chút ở 350-400nm (phạm vi UVA I). Titanium Dioxide cũng có tính an toàn tuyệt đối, nó không gây kích ứng và hầu như không gây ra bất kỳ tác hại nào cho sức khỏe.

Điểm trừ của titanium dioxide là chúng khá khó tán. Các sản phẩm kem chống nắng có chứa titanium dioxide khá khó để tán đều trên da và thường để lại vệt trắng. Các công ty mỹ phẩm vẫn luôn cố gắng để cải thiện vấn đề này và đi đến kết luận sử dụng các phân tử nano. Các phân tử có kích thước nano siêu nhỏ của nó để cải thiện khả năng tán đều sản phẩm và giúp giảm vệt trắng, tuy nhiên chúng cũng gây ra một số vấn đề mới liên quan đến sức khỏe.

Vấn đề chính với các phân tử nano là chúng quá nhỏ và quá dễ bị hấp thụ vào da nhiều hơn mức cho phép (lý tưởng nhất thì kem chống nắng vẫn chỉ nên ở trên bề mặt da mà thôi). Khi bị hấp thụ vào da chúng có thể hình thành các phức hợp với protein và hình thành các gốc tự do. Nhưng đừng quá lo lắng, đây mới chỉ là những mối lo ngại chưa được chứng minh. Một bài báo đánh giá năm 2009 về sự an toàn của các hạt nano đã nói rằng các nghiên cứu chưa chứng minh được sự thâm nhập của các hạt nano qua da và có vẻ như các phân tử nano vẫn ở trên bề mặt da như bình thường.

Tóm lại, titanium dioxide là một thành phần chống nắng nổi tiếng bởi những lí do tích cực, nó có khả năng chống tia UV trên quang phổ rộng và an toàn cho da. Nó là một trong những thành phần chống nắng tốt nhất hiện nay, đặc biệt là ở Mỹ - nơi mà thành phần chống nắng thế hệ mới Tinosorb còn chưa được thông qua.

Nghiên cứu liên quan
  • Newman, Marissa D., Mira Stotland, and Jeffrey I. Ellis. "The safety of nanosized particles in titanium dioxide–and zinc oxide–based sunscreens." Journal of the American Academy of Dermatology 61.4 (2009): 685-692.
  • Monteiro-Riviere, N. A., et al. "Safety evaluation of sunscreen formulations containing titanium dioxide and zinc oxide nanoparticles in UVB sunburned skin: an in vitro and in vivo study." Toxicological Sciences (2011): kfr148.
  • Cole, Curtis, Thomas Shyr, and Hao Ou‐Yang. "Metal oxide sunscreens protect skin by absorption, not by reflection or scattering." Photodermatology, photoimmunology & photomedicine 32.1 (2016): 5-10.
  • Smijs, Threes G., and Stanislav Pavel. "Titanium dioxide and zinc oxide nanoparticles in sunscreens: focus on their safety and effectiveness." Nanotechnol Sci Appl 4.1 (2011): 95-112.

Sản phẩm có Titanium Dioxide