Chức năng: tạo màu, bảo vệ da, hấp thụ tia UV, lọc tia UV
CAS #: 1314-13-2 | EC #: 215-222-5
Ph. Eur. Name: Zinci Oxidum | Chemical/IUPAC Name: Zinc Oxide (Ci 77947)
Cosmetic Restrictions: IV/144- Not to be used in applications that may lead to exposure of the end- user's lungs by inhalation VI/30 VI/30a
SCCS Opinions:
Khi nhắc đến các thành phần chống nắng, Zinc Oxide là một cái tên không thể thiếu. Nó là thành phần chống nắng vật lý (vô cơ) và thường đi cùng titanium dioxide (cũng là một thành phần chống nắng vật lý)
Những gì mà Hermosa đã viết về Titanium Dioxide (TiO2) cũng đúng với Zinc Oxide về cơ bản nên ở đây chúng ta sẽ tập trung vào điểm khác biệt giữa chúng.
Điểm khác biệt thứ nhất là Titanium Dioxide có khả năng chống nắng trên quang phổ rộng còn Zinc Oxide có khả năng chống nắng trên quang phổ rộng thậm chí còn tốt hơn cả TiO2. Nó có thể chống lại tia UVB, UVA II và cả UVA I và nó được đánh giá là thành phần có khả năng chống nắng tốt nhất hiện nay.
Zinc Oxide cũng rất ổn định và không gây kích ứng thậm chí nó còn được coi là một chất chống kích ứng, dùng để giảm phát ban
Về mặt tiêu cực, Zinc Oxide thường để lại vệt trắng trên da tuy nhiên nó vẫn ít hơn Titanium Dioxide (dựa vào nghiên cứu năm 2000 của Dr.Pinnell. Vì để lại vệt trắng nên các phân tử nano của Zinc Oxide mới là thành phần được ứng dụng nhiều.
Mối lo của khi sử dụng các phân tử nano là chúng có thể thấm vào da và gây ra những tác động không tốt nhưng may mắn là các nghiên cứu đều cho thấy phân tử nano của các thành phần chống nắng chỉ ở trên bề mặt da chứ không hề thấm vào da.
Tóm lại, nếu sản phẩm chống nắng của bạn có Zinc Oxide, hãy yên tâm và vui vẻ sử dụng nó mỗi ngày. Nó chính là thành phần chống nắng tốt nhất cho đến hiện tại trên toàn thế giới.
- Pinnell, Sheldon R., et al. "Microfine zinc oxide is a superior sunscreen ingredient to microfine titanium dioxide." Dermatologic surgery 26.4 (2000): 309-314.
- Newman, Marissa D., Mira Stotland, and Jeffrey I. Ellis. "The safety of nanosized particles in titanium dioxide–and zinc oxide–based sunscreens." Journal of the American Academy of Dermatology 61.4 (2009): 685-692.
- Monteiro-Riviere, N. A., et al. "Safety evaluation of sunscreen formulations containing titanium dioxide and zinc oxide nanoparticles in UVB sunburned skin: an in vitro and in vivo study." Toxicological Sciences (2011): kfr148.
- Cole, Curtis, Thomas Shyr, and Hao Ou‐Yang. "Metal oxide sunscreens protect skin by absorption, not by reflection or scattering." Photodermatology, photoimmunology & photomedicine 32.1 (2016): 5-10.
- Smijs, Threes G., and Stanislav Pavel. "Titanium dioxide and zinc oxide nanoparticles in sunscreens: focus on their safety and effectiveness." Nanotechnol Sci Appl 4.1 (2011): 95-112.