Da dầu là loại da khá phổ biến ở Việt Nam và gây ra nhiều khó khăn cho người sở hữu nó. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nhận biết loại da này và thường bị nhầm lẫn với da hỗn hợp. Nếu nhận biết sai loại da sẽ dẫn đến cách chăm sóc không hợp lý và gây tổn hại đến chính làn da của mình. Vậy các bước chăm sóc da dầu chuẩn như thế nào? Hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Bước 1: Tẩy trang
Cũng như các loại da khác, làm sạch là bước vô cùng quan trọng trong chu trình chăm sóc da dầu. Đối với làn da dầu, chúng mình nên sử dụng tẩy trang dạng sáp hoặc dạng nước ít hoặc không có cồn để làm sạch da nhưng cũng không làm mất đi độ ẩm trên da. Vì nếu da mất đi độ ẩm của mình thì chỉ khiến da tiết ra nhiều dầu thừa hơn.
Khi tẩy trang, các bạn lưu ý lựa chọn loại nước tẩy trang phù hợp với da của mình, tránh chà xát quá mạnh có thể gây kích ứng da. Đồng thời, chú ý tẩy trang kỹ càng, ở đây là mọi vị trí trên mặt đều được tẩy trang, tránh làm qua loa thiếu sót.
Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt
Đây có thể là bước quan trọng nhất trong chu trình chăm sóc da dầu, sữa rửa mặt giúp làm sạch sâu và cuốn đi những bã nhờn và dầu thừa từ sâu trong bên trong lỗ chân lông, giúp da sạch sẽ và căng bóng. Các bạn da dầu nên sử dụng loại sữa rửa mặt có độ pH bé hơn hoặc bằng 5.5 và có khả năng tạo bọt để tăng hiệu quả làm sạch.
Đồng thời chú ý rửa mặt đúng cách vì nếu không sẽ khiến da bị căng kít, mất đị độ ẩm tự nhiên, làm da trở nên bóng dầu và dễ nổi mụn hơn. Để chăm sóc da dầu toàn diện hơn nữa thì khi rửa mặt, tụi mình nên chú ý sử dụng nước ấm, tránh rửa mặt bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Bước 3: Sử dụng toner hoặc nước hoa hồng cho da
Bạn có bao giờ để ý, da thường hay bị khô và căng hơn sau khi rửa mặt, nhất là vào những ngày mùa đông.
Chính vì vậy, bạn cần phải sử dụng tới toner hoặc nước hoa hồng để cân bằng độ ẩm cho da. Toner sẽ giúp bạn cân bằng độ pH ở mức lý tưởng nhất (từ 5.4 – 5.9) để cho các vi sinh vật có hại sẽ bị tiêu diệt và các vi sinh vật tốt cho da có thể phát triển mạnh hơn.
Thêm vào đó, Toner sẽ giúp làm sạch sâu bên trong da, lấy đi những cặn bẩn còn đọng sâu dưới lỗ chân lông mà sữa rửa mặt chưa rửa trôi hết được. Điều này không chỉ khiến cho làn da của bạn hấp thụ dưỡng chất từ kem dưỡng tốt hơn, mà còn giúp ngừa mụn và làm se khít lỗ chân lông.
Bước 4: Đắp mặt nạ
Đối với các bạn da dầu thì chúng mình nên ưu tiên sử dụng những loại mặt nạ có công dụng chính là hút dầu thừa, kiềm dầu và cung cấp độ ẩm vừa phải cho da như mặt nạ đất sét, mặt nạ tràm trà,… Là cách tốt nhất để giúp da thoát khỏi tình trạng bóng dầu.
Ngoài ra, mặt nạ giấy cũng là một lựa chọn thông minh cho các bạn đang muốn chăm sóc cho làn da dầu mụn của mình đó. Các bạn có thể lựa chọn những loại mặt nạ có chứa các chất như trà xanh, hoa cúc, lô hội, tinh dầu tràm trà, Salicylic acid,…
Bước 5: Sử dụng serum hoặc essence
Serum hay Essence vẫn luôn được xem là một loại tinh chất dưỡng da “thần thánh” của phái đẹp. Bởi chúng là những phân tử siêu nhỏ (được tính bằng nano) sẽ thẩm thấu sâu vào da hơn và tác động nhanh chóng, hữu hiệu hơn.
Ở serum, những chất làm dày da hay chất khóa ẩm đã được lược bỏ bớt đi, vì thế các tinh chất dưỡng da sẽ có tỷ lệ đậm đặc hơn. Chính vì lẽ đó, Serum hay Essense thường có giá cao hơn nhưng chỉ cần sử dụng một lượng vô cùng nhỏ (vài giọt) cũng đủ đem lại tác dụng cực kỳ hữu hiệu theo đúng cách mà người ta thường nói rằng “nhỏ mà có võ” .
Thoa serum sẽ có công dụng dễ thấy nhất là khi da của bạn đang ở tình trạng không tốt chẳng hạn như da đang bị sạm xỉn màu, có mụn hay có nhiều nếp nhăn. Cách sử dụng serum đơn giản nhất là bạn hãy chấm 2 – 3 giọt serum ra lòng bàn tay và tiến hành thoa đều lên da mặt (quá trình này được thực hiện sau khi toner đã khô hoàn toàn).
Mỗi loại Serum/ Essence thường có những công dụng nổi trội được phân chia riêng biệt, rõ ràng.
Bước 6: Dưỡng ẩm cho da
Mặc dù serum có chứa rất nhiều tinh chất dưỡng ẩm cho da, nhưng bạn đừng đánh đồng giữa serum và kem dưỡng ẩm.
Như nói ở trên, serum vốn không chứa chất tạo màng ngăn nên không có công dụng khóa ẩm.
Do đó, độ ẩm cung cấp vào da mặt sẽ nhanh chóng bị bay hơi. Chính vì thế, bạn cần thoa kem dưỡng ẩm để tạo thành một lớp màng bảo vệ cho da khiến cho vi khuẩn không thể xâm nhập.
Có một vài bạn lầm tưởng rằng da dầu thì bề mặt da luôn bóng dầu rồi thì cần gì dưỡng ẩm cho da nữa, như thế sẽ làm da đổ dầu thêm.
Thực ra cơ chế tiết dầu của da là do bề mặt da khô nên các tuyến bã nhờn hoạt động tiết ra dầu để dưỡng ẩm cho da, thậm chí tiết quá nhiều dầu khiến da bạn dễ bị tắt nghẽn lỗ chân lông.
Bước 7: Sử dụng kem chống nắng
Đừng nghĩ rằng cứ ra ngoài mới cần bôi kem chống nắng, mà ngay cả khi ở trong nhà thì làn da mặt của bạn cũng có thể chịu tác động từ các bức xạ trên màn hình vi tính, điện thoại,…
Do đó, sau khi thoa kem dưỡng thì bạn đừng quên thoa kem chống nắng nhé. Hơn nữa, khi thoa mặt nhưng nhớ đừng bỏ qua phần da cổ.
Mặc dù đã thoa kem chống nắng nhưng nếu cần đi ra ngoài bạn vẫn nhớ che chắn cẩn thận.
Bởi lẽ, kem chống nắng không thể giúp bạn ngăn bị đen da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà nó chỉ có tác dụng ngăn ngừa những bức xạ từ mặt trời giúp da mặt bạn không bị đỏ rát, nám và ngăn ngừa ung thư da mà thôi.
Loại kem chống nắng tốt nhất dành cho da mặt nên có đầy đủ 2 chỉ số SPF từ 30 – 50 đo khả năng chống lại các tia UVB và PA ++/ PA+++ (Protection Grade of UVA) giúp đo khả năng chống lại tia UVA.