1. Tên gọi
Thông thường kem chống nắng hóa học hay còn gọi là kem chống nắng hữu cơ sẽ có tên gọi là Sunscreen và kem chống nắng vật lý (kem chống nắng vô cơ) sẽ có tên gọi là Sunblock. Tuy nhiên hiện nay các nhãn hàng đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm chống nắng với các tên gọi khác nhau như Sun Cream, Sun Serum, Sun Milk nên có vẻ khá khó cho các bạn nếu chỉ phân biệt 2 loại kem chống nắng chỉ dựa trên tên gọi.
2. Kết cấu
- Kem chống nắng vật lý: Chất kem đặc, khó tán, thường để lại vệt trắng trên da tán không đúng cách. Một số loại kem chống nắng vật lý sẽ khá dày, tạo cảm giác khá bí cho làn da.
- Kem chống nắng hóa học: Thường có kết cấu lỏng hơn kem chống nắng vật lý, thậm chí có cả dạng sữa. Loại kem chống nắng này dễ dàng thẩm thấu vào da và không để lại vệt trắng trên da.
3. Thành phần
- Kem chống nắng vật lý: Kem chống nắng vật lý có thành phần chính là titanium dioxide và zinc dioxide. Trong đó, titanium dioxide là một thành phần khá dễ gây kích ứng cho da còn zinc dioxide là một thành phần cực kỳ an toàn cho da.
- Kem chống nắng hóa học: Kem chống nắng hóa học bao gồm các thành phần như Octylcrylene, Avobenzone, Octinoxate, Oxybenzone, Octisalate, Homosalate, Helioplex, 4-MBC, Mexoryl SX và XL, Tinosorb, Uvinul T150, Uvinul A Plus.
4. Hoạt động
- Kem chống nắng vật lý: Lớp kem được tán ra sẽ nằm trên bề mặt da tạo thành một lớp màng giúp khuếch tán và phản xạ lại tia UV, ngăn không cho chúng làm hại đến làn da.
- Kem chống nắng hóa học: Các thành phần có trong kem chống nắng hóa học sẽ giúp hấp thụ tia UV sau đó chuyển hóa chúng thành nhiệt và giải phóng qua da.
5. Ưu điểm và nhược điểm của từng loại
- Kem chống nắng vật lý lành tính hơn, phù hợp với các bạn da nhạy cảm và phụ nữ mang thai. Trong khi kem chống nắng hóa học dễ gây kích ứng cho da (một phần nguyên nhân là vì chúng thường chứa cồn đề không làm bóng da). Một số bạn có thể trải qua hiện tượng châm chích khi sử dụng kem chống nắng hóa học. Đặc biệt các mẹ bầu nên tránh sử dụng kem chống nắng hóa học bới một số thành phần có trong sản phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Kem chống nắng vật lý có tác dụng ngay khi bạn apply lên mặt, trong khi kem chống nắng hóa học cần có thời gian để thẩm thấu vào da và phát huy tác dụng chống nắng trên da.
- Kem chống nắng hóa học có tác dụng chống tia UVA (mạnh hơn tia UVB, gây lão hóa da).
- Kem chống nắng vật lý có chất kem dày, dễ gây cảm giác nặng mặt và bí bách cho da còn kem chống nắng hóa học có chất kem lỏng, thẩm thấu nhanh, mang lại cảm giác thoải mái, khô thoáng khi sử dụng.
- Kem chống nắng hóa học có thể gây ra các đốm nâu trên da bởi chúng sẽ chuyển hóa các tia UV thành nhiệt và giải phóng qua da .
- Kem chống nắng vật lý có độ bền hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
6. Kem chống nắng lai vật lý và hóa học
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều loại kem chống nắng lai giứa hóa học và vật lý. Em này có khả năng thẩm thấu nhanh như kem chống nắng hữu cơ nhưng lại hạn chế tình trạng kích ứng da, giúp nâng tông da, giúp da rạng rỡ hơn khi sử dụng mà không để lại vệt trắng trên da như kem chống nắng vô cơ. Ngoài ra, em này được sản xuất theo công nghệ Mexplex, giúp sản phẩm có độ chống nắng quang phổ rộng từ đó mang lại khả năng chống tia UVA vượt trội. Tuy nhiên một nhược điểm của loại kem chống nắng này (đặc biệt với các bạn thích hiệu ứng lỳ) là chúng có chứa Tinosorb – một chất tan trong dầu khiến da trở nên bóng hơn. Để nhận biết được em này qua bảng thành phần, bạn hãy tìm kiếm Meroxyl SX và XL.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phân biệt kem chống nắng hóa học và vật lý. Bạn sử dụng loại nào là tùy vào sở thích, nhu cầu và tình trạng da và mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của bạn. Tuy nhiên điều bạn không bao giờ được phép quên đó là sử dụng kem chống nắng hằng ngày (kể cả vào mùa đông) và tẩy trang sau khi sử dụng kem chống nắng để ngăn tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Làn da bạn xứng đáng có được sự bảo vệ tốt nhất và sử dụng kem chống nắng chính là một trong những cách để “yêu thương” làn da của bạn.